web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất,trò chơi nổi tiếng

Sĩ tử cần biết

Triển lãm đồ họa Twenty23: Khi ngành công nghiệp sáng tạo giải quyết những bài toán khác nhau

Nếu nhiều người cho rằng học thiết kế đồ họa ra trường chỉ để thiết kế poster, biển bảng, ấn phẩm theo yêu cầu và chỉ cần giỏi công cụ thiết kế là đủ thì ở Greenwich Việt Nam, các môn học và phương pháp đào tạo của trường đang dạy cho sinh viên biết rằng khả năng đóng góp và hướng phát triển sự nghiệp của người học đồ họa là vô hạn.

Ngày 29/5 vừa qua triển lãm đồ họa của sinh viên học kỳ Spring 2023 với tên gọi Twenty23 đã chính thức khai mạc. Triển lãm gồm 2 khu trưng bày gồm ID&TIFIED và IN DARK CLIMATE.

Sản phẩm độc đáo trong triển lãm Twenty23

Trong đó, ID&NTIFIED là chủ đề của Khu trưng bày 1 gồm 26 tác phẩm sáng tạo của 26 sinh viên lớp Branding & Identity (Thương hiệu và nhận diện) sau 2 tháng học tập và nghiên cứu một môn học có tính ứng dụng cao trong ngành công nghiệp sáng tạo, truyền thông và quảng cáo. Vận dụng những gì đã học, nhiều bộ nhận diện thương hiệu độc đáo của sinh viên đã đã ra đời, quảng bá cho các sản phẩm như điện ảnh, nhà hàng, cây trồng, …

Không gian trưng bày các sản phầm của ID&TIFIED

Trong khi đó “IN DARK CLIMATE” là chủ đề của Khu trưng bày 2 gồm các mô hình đồ họa ấn tượng do sinh viên lớp Applied Practice (Thực hành ứng dụng) thực hiện. Đúng như tên gọi của bộ sưu tập, các tác phẩm đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc thị giác mãn nhãn và gây cảm xúc mạnh xoay quanh chủ đề môi trường và biến đổi khí hậu. Các sản phẩm được thể hiện dưới nhiều hình thức hướng đến việc nâng cao nhận thức về các vấn đề khác nhau gây biến đổi khí hậu như chống lãng phí thực phẩm, bảo vệ môi trường biển, thời trang nhanh, rác thải nhựa,…

Một phần trong khu trưng bày các tác phẩm thuộc “IN DARK CLIMATE”

Phụ trách môn phụ trách môn Branding and Identity, thầy Rian Dimas Permana Kusumah, giảng viên ngành Thiết kế đồ họa và Kỹ thuật số, Greenwich Việt Nam chia sẻ: “Trong 2 tháng đồng hành cùng các bạn sinh viên trong môn Branding and Identity, đề bài chúng tôi đặt ra cho các em là xây dựng một mô hình kinh doanh và thiết kế nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp đó. Nhiệm vụ của các em không chỉ dừng lại ở thiết kế mà còn là nghiên cứu, tìm hiểu mô hình, tìm hiểu sản phẩm, nắm bắt được tinh thần của sản phẩm, của thương hiệu để có những sáng tạo phù hợp nhất mang đặc trưng và tính cách riêng của sản phẩm. Để vừa học tập, nghiên cứu và cho ra sản phẩm hoàn chỉnh trong 2 tháng không phải là việc dễ dàng nhưng các bạn sinh viên đã nỗ lực hết mình và cho ra đời những dự án hôm nay. Tôi rất tự hào về thành quả của các sinh viên và mong các em sẽ tiếp tục phát huy và sáng tạo hơn nữa.”

Thầy Rian (đứng giữa) chia sẻ trong chương trình khai mạc

Việc xây dựng và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới với yêu cầu bắt buộc về tính khả thi và tính cạnh tranh của mô hình hay sản phẩm, giúp sinh viên có tư duy sâu về doanh nghiệp. Từ đó sáng tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu có chiều sâu và ý nghĩa thay vì chỉ tập chung về mặt hình ảnh hay màu sắc. Đây cũng chính là điểm khác biệt của ID&TIFIED, giúp sinh viên phát triển đa dạng các kỹ năng thay vì chỉ tập trung vào sáng tạo.

Có tác tác phẩm được trưng bày trong không gian ID&TIFIED, Lâm Hương – sinh viên K10 ngành Thiết kế đồ họa và Kỹ thuật số, Greenwich Việt Nam chia sẻ: “Thiết kế bộ nhận diện cho thương hiệu của riêng mình giúp em cảm thấy có hứng thú hơn trong quá trình sáng tạo của mình, giống như may áo cho đứa con mà mình yêu và hiểu vậy. Trong quá trình lên ý tưởng cho thương hiệu, em đã rèn luyện được kỹ năng quản lí thời gian, quản lí dữ liệu, tư duy phân tích và phản biện. Ngoài ra, việc mở rộng triển lãm, giúp em có dịp quan sát sản phẩm của các bạn, em cảm thấy gu của bản thân trong các thiết kế đã trở nên đa dạng hơn. Và đặc biệt cách em tiếp cận với thiết kế đồ họa cũng thay đổi rất nhiều”

Lâm Hương thuyết trình về bộ nhận diện cho thương hiệu mỹ phẩm dành cho thanh thiếu niên

Khu vực triển lãm với chủ đề “IN DARK CLIMATE” tập hợp các tác phẩm từ môn học Applied Practic hướng tới thông điệp “Tìm ra giải pháp bằng hình ảnh và đồ họa để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu”. Các sản phẩm trong triển lãm là giải pháp về thị giác, có giá trị nâng cao nhận thức về vấn đề chống biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp trên toàn cầu hiện nay. 

Một sản phẩm thuộc khu trưng bày “IN DARK CLIMATE”

Thầy Nguyễn Lê Duy – giảng viên môn Applied Practice đồng thời là người hướng dẫn sinh viên thực hiện các sản phẩm trong “IN DARK CLIMATE” cho biết: “Đúng như tên gọi, đây là một môn học thú vị và có tính ứng dụng cao. Mục tiêu của môn học này không chỉ dừng lại ở việc giúp sinh viên biết thực hành, biết tạo ra một sản phẩm thiết kế đúng quy cách mà chúng tôi định hướng cho các em sinh viên vận dụng tài năng thiết kế và tư duy sáng tạo của mình để tạo tác động tích cực cho cộng đồng, xã hội.”

Thầy Nguyễn Lê Duy, Giảng viên phụ trách bộ môn Applied Practice chia sẻ với sinh viên tại triển lãm

Mang đến triển lãm dự án “ăn sạch” với mục đích nâng cao nhận thức về chống lãng phí đồ ăn, Trần Hoàng – sinh viên K9 ngành Thiết kế đồ họa và Kỹ thuật số, Greenwich Việt Nam chia sẻ cảm nghĩ về quá trình thực hiện sự án: “Các thầy cô yêu cầu cao, đòi hỏi sinh viên phải hiểu sâu về vấn đề thay vì chỉ quan tâm đến việc sáng tạo hình ảnh. Sau môn học này, em đã có rất nhiều kiến thức về biến đổi khí hậu. Và em cũng nhận ra rằng thay vì tập trung sáng tạo, thì tìm hiểu sâu về vấn đề sẽ giúp tác phẩm của mình có chiều sâu hơn. Chính sự khắt khe của thầy cô đã giúp sinh viên chúng em hình thành thói quen nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đặt tay vào làm sản phẩm. Em tin rằng với thói quen này sẽ giúp chúng em thực hiện tốt các chiến dịch linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp.” 

Trần Hoàng (bên phải) và Võ Hải Anh bên cạnh sản phẩm của dự án Ăn sạch

Có thế thấy, các môn học của sinh viên ngành Thiết kế đồ họa và Kỹ thuật số tại Greenwich Việt Nam vô cùng đa dạng. Kết thúc mỗi môn học, giảng viên cũng đưa ra nhiều đề tài khác nhau để sinh viên được thực hành và ứng dụng kiến thức đã học vào nhiều chủ để khác nhau từ kinh doanh thương mại cho đến các giải pháp mang giá trị cộng đồng. Từ đó, sinh viên được rèn luyện khả năng thích ứng, sự linh hoạt để sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu công việc sau khi ra trường.

Triển lãm “Twenty23” mở cửa từ 9 giờ ngày 29/5 tại sản triển lãm, tầng 2, Greenwich Việt Nam – cơ sở Hà Nội, số 2 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Info Greenwich

Recent Posts

Đồ án tốt nghiệp ứng dụng công nghệ blockchain của sinh viên Greenwich Việt Nam

Công nghệ Blockchain xuất hiện mở ra một xu hướng mới cho các lĩnh vực…

2 ngày ago

Sinh viên Greenwich Việt Nam đưa mô hình tình nguyện quốc tế về Phú Thọ

Trong suốt 5 ngày 4 đêm đầu năm mới, Dự án Clover của sinh viên…

3 ngày ago

Khối A01 gồm những môn nào? 13 trường ĐH có xét điểm khối A01

Khối A01 không chỉ mở ra cánh cửa vào các ngành nghề kỹ thuật, khoa…

3 ngày ago

Khối A00 gồm những môn nào? TOP 10 trường điểm cao 2019 – 2023

Trong số các khối thi, Khối A00, hay thường gọi tắt là khối A được…

3 ngày ago

Giảng viên người Việt được vinh danh là người bình duyệt xuất sắc của một tạp chí quốc tế

Vừa công tác trong khối nhà nước, vừa tham gia nghiên cứu khoa học và…

7 ngày ago