Phạm Nhật Huy cùng các sinh viên quốc tế được tuyển chọn thực hiện dự án của AIESEC tại Maylaysia.
Thành lập năm 1948 tại Hà Lan, AIESEC (Tổ chức sinh viên ngành khoa học kinh tế và thương mại quốc tế) là tổ chức sinh viên lớn nhất thế giới, có mặt trên 124 quốc gia với 86.000 thành viên. AIESEC tự định nghĩa mình là “nền tảng quốc tế cho những người trẻ khám phá và phát triển tiềm năng lãnh đạo”. Để được làm thực tập sinh, tình nguyện viên, trợ giảng trong các hoạt động của tổ chức, các ứng viên phải trải qua nhiều vòng tuyển chọn gắt gao theo thành phố, quốc gia…
Tháng 11/2016, Phạm Nhật Huy, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Greenwich FPT nộp đơn bày tỏ nguyện vọng được tham gia vào một trong những chương trình quan trọng của AIESEC với tên gọi “Speak up” và trở thành sinh viên FPT duy nhất được lựa chọn trở thành trợ giảng dự án. Bỏ qua kỳ nghỉ Tết đang đến rất gần, Huy vừa lên đường tới nước Hồi giáo có nền văn hóa đa dạng bậc nhất Đông Nam Á.
Lớp học tiếng Anh do Phạm Nhật Huy làm trợ giảng tạo hình vui nhộn sau mỗi giờ học.
Nhóm của Nhật Huy có thêm ba thành viên khác đến từ Kenya, Trung Quốc và Đài Loan đã chọn vùng ngoại ô Sungai Lang, bang Selangor, Malaysia là điểm đến thử thách của mình. Trường đại học quốc gia Piliteknik Sultan Idris Shah (PSIS) tại Sungai Lang là nơi Nhật Huy làm việc trong gần hai tháng với các nội dung trở thành sinh viên quốc tế của trường, dạy tiếng Anh cho trẻ em, thuyết trình trong hội thảo về trao đổi văn hóa, các vấn đề toàn cầu với sinh viên.
Nhật Huy chia sẻ: “Hiện em đang dạy những phương pháp giao tiếp tại một trường tiểu học và một trường THCS. Ngoài dạy ngoại ngữ, em còn khích lệ học sinh ở đây yêu thích môn tiếng Anh và sử dụng ngôn ngữ này. Hằng ngày trước khi lên lớp, em dành nhiều giờ để vào thư viện tìm hiểu thêm thông tin hay tập trung nghĩ ra các đạo cụ làm bài giảng của mình trở nên sinh động hơn. Một tuần giảng dạy vừa qua, em rất vui vì các học sinh đã bắt đầu thích thú và chịu khó tìm tòi về môn học”.
Chàng sinh viên của Đại học Greenwich đã hòa nhập khá nhanh với các sinh viên cùng đoàn và người dân bản xứ. Huy cũng kể về những trải nghiệm “toát mồ hôi hột” khi sống trong những cơn địa chấn nhẹ đặc trưng của Malaysia. “Tất cả sẽ là những ấn tượng không thể nào quên. Em cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ, trao đi thật nhiều giá trị của bản thân, hi vọng sẽ đem lại ấn tượng tốt của một sinh viên FPT, đem hình ảnh đất nước Việt đến gần hơn với con người ở đây”, Huy nói.
Tháng 2/2017 sắp tới, Phạm Nhật Huy sẽ có bài thuyết trình trước hội đồng AIESEC và đoàn sinh viên quốc tế về văn hóa FPT và nét đẹp của chiếc áo dài.
Hiện tại bên cạnh việc giảng dạy, Nhật Huy đang rất háo hức để đầu tháng 2/2017 sẽ có buổi diễn thuyết về văn hóa FPT và nét đẹp của chiếc áo dài trước đoàn tình nguyện quốc tế đến từ các nước.
Không chỉ là nhân tố tích cực tham gia các hoạt động, làm việc với các tổ chức quốc tế, Huy còn nổi tiếng ở Đại học Greenwich bởi tính cách sôi nổi và sự đa tài. Chàng trai 19 tuổi hiện là Chủ tịch câu lạc bộ bắn súng của trường.
Kim Ngân
Ảnh: NVCC
Trong hành trình giáo dục phổ thông, việc lựa chọn khối thi phù hợp với…
Ngày 27/1 vừa qua, Cuộc thi nhảy đồng diễn do Greenwich Việt Nam tổ chức…
Khối C03 không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để học sinh…
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về khối…
Đồ án tốt nghiệp của bạn Vũ Hiển Vinh - sinh viên ngành Công nghệ…
Trong bức tranh rộng lớn của hệ thống giáo dục Việt Nam, khối C (hay…