web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất,trò chơi nổi tiếng

Những điều sinh viên kinh tế cần chuẩn bị trước khi ra trường

Trước nhiều băn khoăn của sinh viên về tương lai công việc tương lai thuộc các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, P.PDP ĐH FPT tổ chức chương trình “Cóc Talk” với chủ đề: “Understanding about business student’s career future” diễn ra vào lúc 8h30 ngày 26/3/2016 tại Hội trường tòa nhà Innovation, công viên phần mềm Quang Trung, quận 12, Tp.HCM.

Những điều sinh viên kinh tế cần chuẩn bị trước khi ra trường

Mỗi sinh viên đều đọng lại nhiều ý nghĩa rút ra cho riêng mình sau chương trình.

Tham gia buổi hội thảo là sự tham gia của Th.s Võ Minh Hiếu – chủ nhiệm ngành Quản trị kinh doanh và cựu sinh viên Phạm Tuấn Hải – Digital Marketing tại Mercedes Benz.

Th.s Võ Minh Hiếu
SAMSUNG CAMERA PICTURES

Đứng từ những góc độ khác nhau, nhưng điểm chung của 2 diễn giả chương trình chính là mọi kinh nghiệm đều hữu ích.

Góc nhìn từ giảng viên: “Stop complaining, start changing”

Khi nghe về những băn khăn của sinh viên về nghề nghiệp, giảng viên võ Minh Hiếu đã đồng ý ngay buổi “Cóc Talk” này. Tính chuyên nghiệp của thầy giáo trẻ đã thể hiện trong mọi hành động, từ việc sử dụng tiếng Anh 100% trong suốt chương trình cho đến những kinh nghiệm, bài học từ chính cuộc đời anh.

Vì đã từng là một sinh viên, nên những kinh nghiệm từ Th.s Minh Hiếu là vô cùng quý giá. Theo anh, “cuộc sống là không có gì hoàn hảo, chúng ta nên ngừng than vãn mà hãy bắt đầu thay đổi” (Stop complaining, start changing). Tất cả những thành công trong công việc sau này cũng được đánh đổi từ chính mồ hôi, nước mắt và sự cố gắng của mỗi người trong suốt quá trình tìm đến thành công. Giảng viên này cũng đề cập đến thực trạng sinh viên hiện nay ngại khó, ngại khổ, lơ là việc học tại trường đại học nên tỏ ra lúng túng, vô định khi bắt đầu “bước ra đời” với những buổi phỏng vấn xin việc đầu tiên.

Đứng ở vị trí của một người thầy, một nhà tuyển dụng, quan trọng hơn là ở vị trí của một người đã từng đi xin việc, chủ nhiệm ngành Quản trị kinh doanh ĐH FPT đã truyền lại những kinh nghiệm: khi đi xin việc cần ăn mặc nghiêm túc; cần chuẩn bị cho mình “hành trang” vững chắc về kiến thức, kỹ năng mềm, mà đặc biệt là ngoại ngữ. Vì thế, sinh viên FPT khi học với thầy hay gặp thầy luôn phải giao tiếp bằng tiếng Anh, ngay cả trong buổi chia sẻ này.

Kinh nghiệm cựu sinh viên: năm kỹ năng cơ bản để khởi đầu vững chắc

Khách mời thứ hai đã từng biết đến là anh chàng lớp trưởng chăm chỉ, cần cù, tốt nghiệp đại học thuộc top 10 của đại học FPT và được cả 6 công ty có tiếng nhận vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp, anh chàng sinh viên K6 Phạm Tuấn Hải ngày nào đã trở thành một nhân vật “tầm cỡ” trong tập đoàn Mescedes Benz.

Đến với chương trình, anh đã truyền lại kinh nghiệm cũng như sự đam mê, hoài bão của mình với nghề. Theo anh, để thành công trong công việc cũng như cuộc sống, mỗi người cần trau dồi cho mình năm kĩ năng cơ bản.

giảng viên Võ Minh Hiếu và cựu sinh viên Phạm Tuấn Hải tư vấn
SAMSUNG CAMERA PICTURES

Đề tài định hướng nghề nghiệp đã thu hút nhiều câu hỏi để giảng viên Võ Minh Hiếu và cựu sinh viên Phạm Tuấn Hải tư vấn.

Quan trọng nhất là ngoại ngữ, trong kinh doanh quan trọng nhất là tiếng Anh và ở đại học FPT có đào tạo cả tiếng Trung Quốc, sinh viên nếu giỏi ngoại ngữ thì dễ thành công hơn. Thứ hai là những kĩ năng về Photoshop, Design,… theo Hải, nếu thành thạo những kĩ năng này sẽ có thể chứng minh cho cấp trên và đồng nghiệp rằng việc gì mình cũng có thể làm được, như vậy cơ hội thăng quan tiến chức sẽ dễ dàng hơn. Tiếp theo là kiến thức: cựu sinh viên ĐH FPT nhấn mạnh sinh viên cần thay đổi nhận thức tối đa, điểm số ở đại học là cực kì quan trọng, nó là “bí kíp” để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng cũng như làm nền tảng cho sự phát triển ngề nghiệp. “Hãy chứng minh cho họ thấy mình có thể làm tất cả, lúc đó, vấn đề lương bổng không có gì đáng lo ngại” – Hải chia sẻ thêm với thế hệ “đàn em” của mình. Thứ tư là một kĩ năng vô cùng quan trọng: kĩ năng mềm. Để trở thành “key” (nhân vật quan trọng) trong doanh nghiệp, sinh viên cần trau dồi loại kĩ năng này. Và cuối cùng là sự đam mê: phải cố ép bản thân phải đam mê, dần dần mình sẽ đam mê nó.

Về việc đi phỏng vấn xin việc, Hải bổ sung thêm: cần chuẩn bị CV một cách đặc biệt, tự thiết kế là tốt nhất; Marketer của Mercedes Benz cũng đã nhấn mạnh những điểm cần chú ý khi tạo mail, viết mail để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng; ngoài ra cần thể hiện được mình sẽ làm được hơn tất cả những ứng viên khác.

Sau hơn hai tiếng trò chuyện, dường như những sinh viên Quản trị kinh doanh hoặc đang quan tâm đến ngành này cũng như ngành khác đã hiểu rõ hơn về ngành mình đang học, tích lũy thêm được nhiều “bí kíp gối đầu”. Đây là một chương trình vô cùng bổ ích, góp phần định hướng tương lai nghề nghiệp của sinh viên khi còn đang trên ghế nhà trường.

Hà Lê
Ảnh: Bích Vy