web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất,trò chơi nổi tiếng

Tập đoàn FPT

Forbes: ‘FPT là thương hiệu Công nghệ giá trị nhất Việt Nam’

Đây là năm thứ 7 liên tiếp FPT lọt Top 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam bình chọn.

Lễ vinh danh Top 50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2019 do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn vừa diễn ra tối nay (ngày 15/8) tại GEM Center, quận 1, TP HCM. Giám đốc FPT HCM – anh Nguyễn Tuấn Hùng đại diện FPT nhận vinh danh.

FPT là thương hiệu Công nghệ duy nhất trong Top 10 và thuộc top 20 thương hiệu Việt Nam có giá trị trên 100 triệu USD. Thương hiệu FPT trị giá 215,2 triệu USD, tăng 43 triệu USD so với năm ngoái, cách xa thương hiệu công nghệ top 50 khác là VNG (vị trí 26, trị giá 59,6 triệu USD).

“Sau khi thoái vốn khỏi mảng bán lẻ và phân phối, doanh thu năm 2018 của FPT giảm hơn 54%. Tuy nhiên nếu bóc tách kết quả hoạt động của FPT Retail và FPT Syntex, doanh thu của tập đoàn công nghệ thông tin số 1 Việt Nam tăng 17,4%. Biên lợi nhuận gộp của công ty đạt 37,8%, tăng mạnh do không còn hợp nhất kết quả từ mảng bán lẻ”, Forbes Việt Nam thông tin.

Sau khi tái cơ cấu, FPT tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là công nghệ thông tin, viễn thông và giáo dục. Mảng công nghệ giữ vai trò dẫn dắt trong chiến lược toàn cầu hóa của tập đoàn khi đem về doanh thu 13.402 tỷ đồng, chiếm hơn 57%. Mảng dịch vụ viễn thông và nội dung số thuộc khối viễn thông cũng tăng trưởng 15% với doanh thu ghi nhận 8.831 tỷ đồng, chiếm 38% tổng doanh thu.

Theo Forbes Việt Nam, năm 2018 đánh dấu nhiều chuyển biến đáng kể của FPT khi mua 90% cổ phần của Intellinet, công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh tại Mỹ, hay ký hợp đồng có tổng giá trị 115 triệu đô la Mỹ với innogy SE, tập đoàn năng lượng châu Âu nhằm cung cấp các giải pháp trên nền tảng công nghệ SAP, IoT và các nền tảng chuyển đổi số tập đoàn này. Giai đoạn 2019 – 2021, FPT giữ định hướng chiến lược tập trung vào mảng chuyển đổi số. Cũng trong đại hội cổ đông, FPT ra mắt đội ngũ lãnh đạo trẻ nhưng đã có thời gian gắn bó lâu dài với FPT.

Danh sách thường niên Top 50 của Forbes Việt Nam nhằm mục đích lựa chọn và vinh danh những công ty tốt nhất trên sàn chứng khoán, dựa trên các thông tin tài chính về doanh thu, lợi nhuận đem về cho nhà đầu tư, tốc độ tăng trưởng và triển vọng lâu dài của công ty trong các ngành kinh tế. Tổng giá trị thương hiệu của danh sách 2019 đạt hơn 9,3 tỷ USD; tăng 1,2 tỷ USD so với danh sách năm ngoái. Nhóm các doanh nghiệp trong danh sách này được Forbes Việt Nam phân chia theo 17 lĩnh vực. Nhóm ngành hàng thực phẩm và đồ uống có 10 đại diện trong top 20, chiếm tỷ trọng nhiều nhất xét theo số lượng. Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, ngân hàng, viễn thông, bất động sản, bán lẻ chiếm tỷ trọng cao xét theo giá trị. Các ngành phụ trợ nông nghiệp, chứng khoán, du lịch và dịch vụ lưu trú chỉ có một đại diện.

Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này theo phương pháp đánh giá của Forbes (Mỹ), tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo.

Sau khi lập danh sách sơ bộ hơn 100 công ty có thương hiệu mạnh, sản phẩm có độ phủ và mức độ nhận biết cao với người tiêu dùng, Forbes Việt Nam tính toán thu nhập trước thuế và lãi vay, sau đó xác định giá trị đóng góp của tài sản vô hình. Việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính của các công ty. Một số công ty chưa niêm yết đồng ý cung cấp dữ liệu tài chính, một số công ty kiểm định qua các nguồn độc lập, tin cậy để tính toán.

Thu nhập thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp được xác định từ giá trị đóng góp của tài sản vô hình sau khi đã áp thuế thu nhập doanh nghiệp và phân bổ tùy theo mức độ đóng góp của thương hiệu trong từng ngành. Giá trị thương hiệu chung cuộc được xác định dựa trên chỉ số P/E trung bình ngành trong khu vực. Với công ty chưa niêm yết, Forbes Việt Nam áp dụng phương pháp so sánh với công ty cùng ngành, cùng quy mô đã niêm yết để xác định giá trị thương hiệu.

Sau 7 tháng đầu năm 2019, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT đạt 2.250 tỷ đồng và 399 tỷ đồng, tăng 19,6% và 31,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2019, doanh thu và LNTT tăng trưởng 21,8% và 27,5% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 14.742 tỷ đồng và 2.538 tỷ đồng, tương đương 104,1% và 111,1% kế hoạch lũy kế.

Greenwich Viet Nam

Share
Published by
Greenwich Viet Nam

Recent Posts

Khối C04 gồm những môn nào? Nghề nghiệp tương lai của khối C04

Trong hành trình giáo dục phổ thông, việc lựa chọn khối thi phù hợp với…

7 ngày ago

Cuộc thi nhảy đồng diễn do Greenwich Việt Nam tổ chức gây tiếng vang lớn

Ngày 27/1 vừa qua, Cuộc thi nhảy đồng diễn do Greenwich Việt Nam tổ chức…

1 tuần ago

Khối C03 gồm những môn nào? Các ngành nghề và năng lực phù hợp

Khối C03 không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để học sinh…

1 tuần ago

Khối c01 gồm những môn nào? Lời khuyển dành cho sĩ tử

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về khối…

1 tuần ago

Nam sinh Greenwich sáng tạo game kinh dị 3D lấy bối cảnh chính là trường đại học của mình

Đồ án tốt nghiệp của bạn Vũ Hiển Vinh - sinh viên ngành Công nghệ…

2 tuần ago

Khối C00 gồm những môn học nào? Lời khuyên cho học sinh khối C

Trong bức tranh rộng lớn của hệ thống giáo dục Việt Nam, khối C (hay…

2 tuần ago