IoT Showcase Contest mới khởi động được một thời gian ngắn nhưng thu hút sự quan tâm của đông đảo các sinh viên, học sinh trong và ngoài FPT Edu. Sau đây, BTC có một vài giải đáp cũng như gợi ý nho nhỏ để giúp mọi thí sinh thuận lợi hơn trong quá trình tham gia cuộc thi.
Câu hỏi 1: Em có thể lập đội thi gồm cả sinh viên FPT Edu và sinh viên trường ngoài được không?
Trả lời: Câu trả lời rất tiếc là KHÔNG!
Một đội thi chỉ có thể gồm HS-SV FPT Edu hoặc SV các trường CĐ-ĐH khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (hệ chính quy) chứ không được phép kết hợp cả 2 nhóm trên.
Câu hỏi 2: Sinh viên các trường không thuộc FPT Edu có thể tham gia cuộc thi không?
Trả lời: Có chứ. Sân chơi IoT Showcase Contest sẽ dành cho cả các bạn SV các trường CĐ-ĐH khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (hệ chính quy). Bởi vậy, các bạn sinh viên hãy tích cực tham gia tranh tài để cùng đem đến Vòng chung kết cuộc thi những sản phẩm công nghệ “chất” nhất nhé!
Câu hỏi 3: Mentor hướng dẫn cho các đội cần đáp ứng các tiêu chuẩn như thế nào?
Trả lời: Không có yêu cầu nào đặc biệt cho mentor của các đội thi. Bạn chỉ cần tin tưởng đó sẽ là người thực sự mang lại động lực và cảm hứng cho cả đội trong quá trình làm việc thì bạn hoàn toàn có thể đề nghị họ trở thành mentor của mình.
Câu hỏi 4: Sản phẩm dự thi sẽ được chấm theo những tiêu chí nào?
Trả lời: Sản phẩm được đánh giá theo những tiêu chí sau:
- Tính hoàn thiện của sản phẩm: chạy được và có thể kết nối tới Internet (40%)
- Tính sáng tạo của sản phẩm (10%)
- Mẫu mã sản phẩm (10%)
- Thuyết trình và trả lời câu hỏi (20%)
- Nội dung Poster & báo cáo kỹ thuật (10%)
- Khả năng thương mại hóa của sản phẩm (5%)
Bình chọn từ người tham dự cho sản phẩm (5%)
Câu hỏi 5: Trong quá trình tham gia cuộc thi, chúng em sẽ được hỗ trợ các chi phí gì?
Trả lời: Nếu lọt vào vòng chung kết, mỗi đội thi sẽ được BTC hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng cho chi phí sản xuất sản phẩm.
Đồng thời, BTC cũng hỗ trợ ăn ở, đi lại (đối với các đội ngoài Cần Thơ) cho 1 mentor và 2 HS-SV/đội đến Cần Thơ tham dự vòng chung kết.
|