web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất,trò chơi nổi tiếng

‘Đoàn tàu’ FPT về đúng hướng

Sau khi thoái vốn khỏi lĩnh vực phân phối và bán lẻ, FPT đang chuyển mình để quay về với vị thế của một công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam.

Trong số các công ty lớn niêm yết trên sàn chứng khoán công bố kết quả kinh doanh quý 3, FPT là một trong những đơn vị cho thấy tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất. Công ty báo cáo doanh thu đạt 19.597 tỷ đồng, tăng 20,5% và lợi nhuận sau thuế đạt 2.378 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.

Trên thị trường, các công ty chứng khoán liên tục đưa ra các đánh giá “như mơ” dành cho FPT. Các công ty chứng khoán SSI và HSC đều định giá FPT ở mức trên 70.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn khoảng 25% so với giá trị hiện hành, bất chấp việc giá cổ phiếu của FPT đã tăng 60% từ đầu năm đến nay. Khi đánh giá một doanh nghiệp, giới đầu tư thường quan tâm nhiều đến tương lai, và có lẽ chưa bao giờ trong vòng 1 thập kỷ qua, FPT trở nên sáng giá trong mắt nhà đầu tư đến vậy.

Trong quá khứ, FPT thường không được giới phân tích đánh giá cao bởi chiến lược phát triển đa lĩnh vực và có phần “khó hiểu”, nghĩa là ngành nào cũng được xem là mũi nhọn: từ bán buôn, bán lẻ, viễn thông, công nghệ, cho tới giáo dục.

Phải đến cuối năm 2017, FPT mới thực sự thay đổi bằng việc thoái vốn khỏi nhiều ngành nghề, trong đó có 2 mảng kinh doanh bán buôn và bán lẻ đồ công nghệ. Đây là 2 mảng từng chiếm tới 2/3 trong cơ cấu doanh thu của FPT. Một chiến lược biến FPT từ tập đoàn đa ngành quay trở lại một công ty công nghệ đúng nghĩa.

2 năm sau ngày tập trung vào lĩnh vực công nghệ, những thành quả FPT đạt được rất tích cực. Ở góc độ kinh doanh, FPT không còn là một tập đoàn kinh doanh phân mảnh và phức tạp như trước nữa mà được định hướng rõ ràng với 2 mũi nhọn chủ lực: Công nghệ và viễn thông.

Mảng gia công, xuất khẩu phần mềm của FPT Software (FSof) liên tục tăng trưởng mạnh với doanh thu từ đầu năm đến nay đạt 7.796 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 1.246 tỷ đồng, tăng 34%.

Trong hơn 10 năm qua, xuất khẩu phần mềm tiếp tục duy trì phong độ cứ 3 năm tăng gấp đôi quy mô, và hiện tại đã trở thành mảng lõi lớn nhất trong cơ cấu hoạt động của tập đoàn, đồng thời biến FPT thành một công ty công nghệ đúng nghĩa.

Thị trường Mỹ là động lực tăng trưởng chính của FPT với doanh thu đạt 1.941 tỷ đồng, tăng trưởng gần 60% nhờ sát nhập với Intellinet. Trong khi đó, doanh thu từ thị trường truyền thống là Nhật Bản đạt 4.147 tỷ đồng, tăng 24%.

Bên cạnh mảng gia công phần mềm, kể từ khi FPT nhận ra chuyển đổi số là cơ hội tạo ra lợi thế công nghệ mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh trong năm 2018, Công ty đã tích cực phát triển và tiếp thị các giải pháp chuyển đổi số cho các khách hàng hiện hữu và khách hàng mới.

Sau khi mua lại Intellinet của Mỹ, FPT hiện đã bổ sung mảng tư vấn/chiến lược cho bộ sản phẩm và dịch vụ hiện có. Từ đó giúp công ty cung cấp các giải pháp trọn gói và ký hợp đồng trực tiếp với các công ty đa quốc gia. Hiện tại, doanh thu dịch vụ chuyển đổi số đạt 2.525 tỷ đồng, tăng 35,2% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, trong quý 3 FPT cũng ghi nhận lợi nhuận đột biến từ mảng dịch vụ theo dự án. Mảng dịch vụ theo dự án ghi nhận doanh thu đạt 3.273 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 225 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi.

Trọng tâm thứ 2 của FPT đó là mảng viễn thông FPT Telecom (Ftel) cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh. Trước đây, khi thoái vốn khỏi lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, FPT từng có dự định sử dụng lợi nhuận thu về để đầu tư mạnh cho mảng viễn thông. Kế hoạch này sau đó không thành, song viễn thông vẫn luôn giữ vững vị thế then chốt trong cơ cấu hoạt động của FPT với tốc độ tăng trưởng tốt. Lũy kế 9 tháng 2019, doanh thu mảng dịch vụ viễn thông đạt 7.133 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 1.074 tỷ đồng, tăng 18,4%.

Trong đó, doanh thu từ dịch vụ kết nối băng thông rộng đối với cá nhân và hộ gia đình tăng trưởng mạnh, đạt 4.453 tỷ đồng nhờ số lượng thuê bao tăng khoảng 13%. Các dịch vụ viễn thông không băng thông khác, bao gồm đường truyền riêng, voice, trung tâm dữ liệu và dịch vụ IPTV cũng đạt kết quả tốt với doanh thu đạt 2.680 tỷ đồng.

Song song với việc tập trung những mảng lõi, những mảng “bớt thiết yếu” của FPT duy trì được tính ổn định và mang lại lợi nhuận đều đặn. Mảng phân phối bán lẻ với Synnex FPT và FPT Retail giờ mang về lợi nhuận ổn định, 281 tỷ đồng trong sau 9 tháng đầu năm, không đổi so với cùng kỳ. Mảng quảng cáo trực tuyến ghi nhận lợi nhuận 221 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,5% so với cùng kỳ.

Các công ty phân tích nhận định, FPT với cốt lõi công nghệ sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của công ty trong tương lai. Trong giai đoạn 2019-2021, FPT dự kiến thực hiện chuyển đổi chiến lược từ một nhà cung cấp dịch vụ CNTT thành một nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số với 2 mũi nhọn, đó là chuyển đổi FPT và các công ty con thành các doanh nghiệp số và phát triển một danh mục các giải pháp chuyển đổi số toàn diện để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Với lợi thế chi phí thấp, hệ thống hạ tầng công nghệ mạnh, mô hình kinh doanh đúng hướng và ban lãnh đạo có tầm nhìn, đoàn tàu FPT đang dần trở lại vị thế công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam.