Đầu tháng 11 vừa rồi, Greenwich Việt Nam có hai báo cáo khoa học do giảng viên và sinh viên cơ sở Hà Nội nghiên cứu được trình bày và gửi tới Hội thảo FCBEM 2023.
TS. Đào Thị Lan Hương (phải) và sinh viên Lương Thị Khánh Linh (trái) tại Hội thảo FCBEM 2023.
FCBEM – FPT Education Conference on Business, Economics and Management (dịch: Hội thảo Giáo dục FPT về Kinh doanh, Kinh tế và Quản lý) là hội thảo khoa học về lĩnh vực kinh tế được tổ chức thường niên bởi Tổ chức Giáo dục FPT.
Năm 2023, Hội thảo diễn ra tại Trường Đại học FPT phân hiệu Cần Thơ với sự tham dự của Hiệp hội Công nghệ thông tin TP Cần Thơ, Liên hiệp hội các tổ chức hữu nghị Cần Thơ cùng một số cơ quan ban ngành có liên quan. Ngoài ra, Hội thảo cũng thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, giảng viên, sinh viên khối ngành kinh tế đang theo học và làm việc tại các trường, tổ chức giáo dục tại 8 quốc gia trên thế giới (Mỹ, Anh, Australia, Ba Lan, Philippines, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam).
Đề xuất những giải pháp giúp phục hồi doanh nghiệp hậu Covid-19
Góp mặt tại FCBEM năm nay, Greenwich Việt Nam có hai báo cáo khoa học của TS. Đào Thị Lan Hương, TS. Nguyễn Thị Thu Hà cùng hai sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh là Lương Thị Khánh Linh và Nguyễn Tú Anh.
Đến với Hội thảo lần này, Khánh Linh trình bày báo cáo khoa học về chủ đề “Explore virtual communication factors and other factors affecting SMEs business recovery after the COVID-19 pandemic in Vietnam” (dịch: Khám phá các yếu tố truyền thông ảo và các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phục hồi của doanh nghiệp vừa và nhỏ sau đại dịch COVID-19 tại Việt Nam). Cô bạn chia sẻ:
“Qua việc làm rõ tầm quan trọng đáng kể của truyền thông ảo và các yếu tố khác, báo cáo của em đã cung cấp một số thông tin và giải pháp hồi phục kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hậu Covid-19.”
Khánh Linh trình bày báo cáo tạo Hội thảo FCBEM 2023.
Cùng mối bận rộn về khả năng phục hồi hậu Covid-19 của doanh nghiệp, Tú Anh gửi tới Hội thảo FCBEM 2023 báo cáo về “Khám phá các yếu tố tác động đến khả năng phục hồi tổ chức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam sau COVID-19” (dịch: Khám phá các yếu tố hoạt động tốt nhất để đạt được khả năng phục hồi chức năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam sau dịch Covid-19).
Với nghiên cứu này, Tú Anh đã làm sáng tỏ những mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố gây ảnh hưởng tới tổ chức của doanh nghiệp sau đại dịch, cô bạn cho biết:
“Điểm đột phá của nghiên cứu này xem xét một số yếu tố như khả năng phục hồi của tổ chức, văn hóa, cơ cấu và khả năng tái tạo chiến lược của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hậu Covid-19. Để đối phó và cải thiện sau những thảm họa nghiêm trọng bất ngờ, các doanh nghiệp nên giảm chi phí và phát triển các chiến lược quản lý tài nguyên thay thế.”
Tú Anh nghiên cứu các tác động của các yếu tố yếu tố nhằm phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hậu Covid-19.
Nghiêm túc ngay từ công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên
Lần đầu thử sức với nghiên cứu khoa học, vì chưa có kinh nghiệm, cả Khánh Linh và Tú Anh đều ít nhiều gặp khó khăn. Khánh Linh chia sẻ:
“Em từng có khoảng thời gian chán nản vì phải tìm và đọc rất nhiều tài liệu bằng tiếng Anh dày đặc thuật ngữ khó hiểu. Để hiểu, áp dụng và xử lý dữ liệu khi nghiên cứu khoa học đòi hỏi hiểu biết và sự tập trung cao độ. Rất may là em nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ cô Hương và cô Hà nên sớm xác định được hướng đi đúng và hoàn thiện bài nghiên cứu của mình.”
Khánh Linh nhận Chứng nhận tham dự Hội thảo FCBEM 2023.
Còn đối với Tú Anh, việc thu thập và phân tích dữ liệu trong quá trình nghiên cứu là công đoạn gây áp lực cho cô nàng nhiều nhất. Theo chia sẻ của cô bạn, bí kíp vượt qua quãng thời gian khủng hoảng đó là nhờ sự giúp đỡ tận tình của các giảng viên hướng dẫn:
“Em thường xuyên trao đổi, thảo luận với TS. Nguyễn Thị Thu Hà và TS. Đào Thị Lan Hương để nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ. Từ đó, em đã rút ra được việc lựa chọn đề tài cần phải phù hợp với sở thích, khả năng và thời gian của bản thân.”
Trong quá trình nghiên cứu khoa học, Tú Anh đã có nhiều trải nghiệm thú vị.
Trực tiếp “cầm tay chỉ việc” hai sinh viên làm nghiên cứu khoa học, TS. Nguyễn Thị Thu Hà đánh giá cao những nỗ lực của Khánh Linh và Tú Anh:
“Chăm chỉ lắng nghe, kiên nhẫn, tỉ mỉ là những thứ quan trọng nhất khi tiếp thu các kiến thức mới. Các em ấy có điểm mạnh là sự kiên nhẫn, thể hiện từ quá trình thực hiện câu hỏi khảo sát, đi lấy số liệu khảo sát và chạy mô hình. Mọi thứ đều mới nhưng các em đều tiếp cận một cách dễ dàng vì lắng nghe và thực hiện đúng quy trình.”
TS. Nguyễn Thị Thu Hà đánh giá cao sự tỉ mỉ, nghiêm túc của hai bạn sinh viên.
Cơ hội cho những sinh viên muốn phát triển con đường học thuật
Góp mặt trực tiếp tại sự kiện, Khánh Linh có cơ hội giao lưu và gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế đến từ 8 quốc gia trên thế giới, nhờ đó, cô bạn học hỏi được nhiều điều bổ ích. Linh hào hứng chia sẻ:
“Qua việc lắng nghe các chuyên gia trình bày, em học được rất nhiều kiến thức về kinh doanh và quản lý. Tiếp cận các hội thảo quốc tế như FCBEM là một cơ hội tốt để sinh viên chúng em trau dồi trải nghiệm nghiên cứu khoa học mang tính quốc tế.”
Trong xu thế hội nhập thế giới, việc tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tư duy và sáng tạo của sinh viên. Những năm gần đây, trường luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng sinh viên.
Trước Khánh Linh và Tú Anh, Greenwich Việt Nam đã có nhiều sinh viên trình bày báo cáo khoa học tại các Hội thảo quốc tế như bạn Nguyễn Sĩ Phi Anh trình bày báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế ICRMAT 2023; Nguyễn Thị Hồng Cẩm tham gia Hội thảo Quốc tế ICAMBF 2023 tại Singapore; sinh viên Đỗ Gia Huy tham dự Hội nghị quốc tế ESTCON 2022 tổ chức tại Malaysia,…
Nhìn nhận sinh viên Greenwich có khả năng phát triển cao trong nghiên cứu khoa học, TS. Đào Thị Lan Hương, giảng viên ngành Quản trị Kinh doanh tại Greenwich Việt Nam, cơ sở Hà Nội chia sẻ:
“Môi trường đầy sáng tạo tại Greenwich Việt Nam, kết hợp với các chế độ hỗ trợ cho sinh viên có bài báo khoa học, sẽ tạo ra một động lực lớn cho sinh viên để đóng góp vào các công bố khoa học trong tương lai. Tôi tin rằng, với những nỗ lực này, sẽ có nhiều thành tựu lớn từ cộng đồng nghiên cứu tại trường.”
TS. Đào Thị Lan Hương tham dự Hội thảo FCBEM 2023.
Mong rằng trong tương lai, phong trào nghiên cứu khoa học trong cộng đồng sinh viên Greenwich Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa, tạo cơ hội khẳng định bản thân trên đấu trường khoa học trong nước và quốc tế.
Trong hành trình giáo dục phổ thông, việc lựa chọn khối thi phù hợp với…
Ngày 27/1 vừa qua, Cuộc thi nhảy đồng diễn do Greenwich Việt Nam tổ chức…
Khối C03 không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để học sinh…
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về khối…
Đồ án tốt nghiệp của bạn Vũ Hiển Vinh - sinh viên ngành Công nghệ…
Trong bức tranh rộng lớn của hệ thống giáo dục Việt Nam, khối C (hay…