web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất,trò chơi nổi tiếng

Chủ tịch ĐH FPT khai màn Hội nghị Giáo dục Forbes Việt Nam

Sáng nay (10/10), TS. Lê Trường Tùng – Chủ tịch ĐH FPT sẽ mở đầu Hội nghị Giáo dục 2019 do Forbes Việt Nam tổ chức với bài trình bày “Những thay đổi chính sách”. Hội nghị được diễn ra tại InterContinental Saigon – là nơi cập nhật những diễn biến, xu hướng và những thay đổi mới nhất đang diễn ra trong lĩnh vực giáo dục. Với thông điệp “Định hướng tương lai”, Forbes Việt Nam sẽ cùng các diễn giả và độc giả chia sẻ tầm nhìn và hướng phát triển của giáo dục hiện đại vì sự tiến bộ của thế hệ tương lai.

Bài chia sẻ của TS. Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐQT ĐH FPT sẽ nói về bức tranh mới nhất của giáo dục công – tư hiện nay, và gần đây chính phủ đã có những thay đổi quan trọng nào nhằm mục tiêu nâng cấp chất lượng ở cả khối trường công và trường tư.

Sau đó lần lượt là các chủ đề: Tương lai của việc làm; Cách học mới và phiên thảo luận Lựa chọn phù hợp. Những vấn đề trên sẽ được trao đổi và bàn luận với sự tham gia của các diễn giả nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn, vận hành cũng như đầu tư giáo dục: bà Đàm Bích Thủy – chủ tịch đại học Fulbright Việt Nam; ông Raj Shastri – đối tác điều hành quỹ đầu tư Kaizen PE; ông Stephan Ulrich – giám đốc chương trình của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO); TS.Nguyễn Chí Hiếu – giám đốc điều hành tổ chức giáo dục IEG; TS.Nguyễn Quốc Toàn – đồng sáng lập và CEO tập đoàn giáo dục Equest và TS.Giáp Văn Dương – đồng sáng lập Vietschool.

Sự kiện với sự góp mặt của các nhà giáo dục, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách cũng như công chúng quan tâm đến phát triển giáo dục. Các diễn giả sẽ cùng nhau chia sẻ các quan điểm, cập nhật những diễn biến mang tính xu hướng cũng như những thay đổi mới nhất đang diễn ra trong lĩnh vực giáo dục.

Việt Nam với dân số gần 100 triệu người, hiện có 23,5 triệu học sinh – sinh viên đang học tập, đưa giáo dục trở thành lĩnh vực nhiều tiềm năng phát triển. Những năm qua, bên cạnh hệ thống giáo dục công lập được nhà nước đầu tư, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã liên tục rót vốn để nâng cấp cơ sở vật chất, cải tiến các chương trình học tập nhằm thay đổi môi trường và nâng cao chất lượng giáo dục.

Với mục tiêu đào tạo toàn diện hơn, nhiều mô hình giáo dục mới được nhập khẩu, hướng tới việc phát triển đào tạo những kỹ năng mới và đa dạng cho thế hệ tương lai, học tập thích ứng và được đánh giá kết quả với sự hỗ trợ của công nghệ.

Bên cạnh đó, những chuyển dịch chính sách thượng tầng gần đây càng tạo điều kiện cho khối giáo dục ngoài công lập tăng tốc, với sự tham gia mạnh mẽ của các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư mới gia nhập cuộc chơi, trong đó có các tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam.