web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất,trò chơi nổi tiếng

Việt Nam xếp thứ 81/161 về chỉ số phát triển CNTT-TT

Năm 2013, Việt Nam đứng thứ 81/161 về chỉ số phát triển CNTT-TT (ICT Development Index), xếp hạng Chính phủ điện tử 2014 tăng 3 bậc so với năm trước (xếp thứ 34 trên 61 quốc gia).

Tại hội thảo Chính phủ điện tử 2014 tổ chức tại Đà Nẵng ngày 17/7, Tập đoàn Dữ liệu IDG Việt Nam cho biết: Theo Báo cáo bảo mật thông tin của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), trong năm 2013, Việt Nam đứng thứ 81/161 về chỉ số phát triển CNTT-TT (ICT Development Index). So với các nước khác ở Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 4 chỉ sau Malaysia, Brunei và Singapore; đứng thứ 12 trên tổng số 27 quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Việc nâng cao hạ tầng CNTT-TT đã góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, lộ trình triển khai phát triển dịch vụ công thông minh đã có nhiều bước tiến. Điển hình là từ tháng 3/2014, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai thử nghiệm hệ thống cấp hộ chiếu trực tuyến. Theo thống kê, tỷ lệ hồ sơ đăng ký đã tăng từ 30% trong tháng đầu tiên lên đến gần 70% trong tháng 6 vừa qua.

Bộ Tài chính cũng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu (CSDL) liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020. Mục tiêu của kế hoạch nhằm hệ thống hóa đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính (TTHC) có liên quan đến giấy tờ công dân, CSDL liên quan đến dân cư trong phạm vi quản lý của Bộ Tài chính. Đồng thời, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh ứng dụng nhóm ngành công nghệ thông tin trong việc hệ thống, quản lý và sử dụng CSDL liên quan đến dân cư, bảo đảm đến năm 2020, TTHC sẽ được giải quyết thông qua khai thác thông tin trực tuyến về công dân trên CSDL quốc gia.

Cũng theo Tập đoàn IDG, trong tháng 5/2014, Viện Chính phủ điện tử tại Đại học Waseda Tokyo phối hợp với Học viện Quốc tế CIO (IAC) đã công bố kết quả cuộc khảo sát xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2014. Theo đó, Việt Nam xếp hạng 34 trên 61 quốc gia, tăng 3 bậc so với 2013. Riêng trong khối kinh tế Apec cũng như trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 13; còn tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 5 chỉ sau Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Kết quả này có được sau khi đánh giá hệ thống Chính phủ điện tử tại các quốc gia trên 9 tiêu chí: Cơ sở hạ tầng mạng; Hiệu quả quản lý; Ứng dụng dịch vụ trực tuyến; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Giám đốc CNTT trong Chính phủ; Các hoạt động đẩy mạnh Chính phủ điện tử; Hỗ trợ trực tuyến; Chính phủ mở và An ninh mạng.